Đồ gốm nước ngoài trong văn hóa Óc Eo: nhận thức mới từ tiếp cận nghiên cứu so sánh

Tác giả

Bùi Minh Trí
Viện Nghiên cứu Kinh thành, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Email: tri_vnceramics@yahoo.com

Từ khoá:

Đồ gốm nước ngoài, văn hóa Óc Eo, Nam Bộ, Việt Nam

Tóm tắt

Óc Eo là nền văn hóa lâu đời và rất nổi tiếng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (Nam Bộ, Việt Nam). Tại các địa điểm khảo cổ học văn hóa Óc Eo, các cuộc khai quật đã tìm thấy số lượng lớn các loại hình đồ gốm, gọi là gốm Óc Eo. Sự tương đồng rộng rãi và phổ biến của đồ gốm Óc Eo giữa các di chỉ cho thấy một truyền thống sản xuất gốm bản địa vốn có rất từ lâu đời. Nhưng những nghiên cứu mới gần đây đã phát hiện nhiều đồ gốm nước ngoài trong các bộ sưu tập đồ gốm Óc Eo. Đây là phát hiện mới rất quan trọng, góp phần minh họa rõ ràng hơn về mối quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa của đô thị cổ Óc Eo trong lịch sử. Dựa trên kết quả nghiên cứu đồ gốm tại di tích Nền Chùa (Kiên Giang) và Gò Giồng Cát, Lung Lớn (An Giang), bài viết giới thiệu một số phát hiện mới về đồ gốm nước ngoài trong văn hóa Óc Eo cùng những kiến giải mới về vị trí, vai trò của đô thị cổ Óc Eo trong lịch sử thương mại quốc tế.

Phân loại ngành

Khảo cổ học

Tải File

Xuất bản

2022-07-19

Tham khảo

1. Aoyagi Yoji (1991), “Đồ gốm Việt Nam đào được trên các hòn đảo ở Đông Nam Á”, Tạp chí Khảo cổ học, số 4.
2. Đào Linh Côn (2003), “Lò gốm thời kỳ Óc Eo ở di chỉ Nền Vua (ấp Minh Kiên, xã Minh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, Kiên Giang)”, Những thành tựu khoa học xã hội và nhân văn ở các tỉnh phía Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
3. Đào Linh Côn, Nguyễn Thị Mỹ Hồng (2004), “Di
Xem thêm