Đánh giá của hộ gia đình về tác động kinh tế và xã hội của khan hiếm nước trong sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long

Tác giả

Nguyễn Hoàng Diễm My*, Phạm Xuân Hùng**, Nguyễn Đức Kiên***, Trần Huỳnh Bảo Châu****, Phạm Huỳnh Thanh Vân*****, Bùi Dũng Thể******
*,**,***,****, ******Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế.
Email: nhdmy@hueuni.edu.vn
***** Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ khoá:

Nông hộ, khan hiếm nước, sản xuất lúa, Đồng bằng sông Cửu Long.

Tóm tắt

Bài viết1 tìm hiểu nhận thức của hộ gia đình ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể là hai tỉnh An Giang và Cần Thơ về tác động kinh tế và xã hội do khan hiếm nước trong sản xuất lúa. Dựa trên khảo sát 401 nông hộ theo phương pháp chọn mẫu phân tầng, kết quả cho thấy mức độ khan hiếm nước, trình độ học vấn của hộ có mối quan hệ cùng chiều với nhận thức tác động xã hội (gián tiếp) do khan hiếm nước. Các hộ có đất canh tác đối mặt với tình trạng khan hiếm nước nghiêm trọng thì nhận thức về tác động xã hội (gián tiếp) và tác động kinh tế (trực tiếp) càng cao. Thêm vào đó, hộ có thu nhập càng cao cảm nhận ít chịu tổn thương bởi các tác động xã hội do khan hiếm nước. Vì vậy, trong quá trình xây dựng các chính sách ứng phó với tình trạng khan hiếm nước ngày càng gia tăng cần ưu tiên cho các nhóm hộ có thu nhập thấp, hộ nghèo và dễ bị tổn thương.

Phân loại ngành

Xã hội học

Tải File

Xuất bản

2023-08-20

Tham khảo

Anderson, J.C., & Gerbing, D.W. (1988). Structural equation modeling in practice: A review and recommended two-step approach. Psychological bulletin. 103(3). 411.

Cổng thông tin điện tử bộ Nông nghiệp phát triển Nông thôn. (26/9/2019). Cần Thơ phát triển cánh đồng lớn. https://www.mard.gov.vn/Pages/can-tho-phat-trien-canh-dong-lon.aspx

Cooper, Donald R., Schindler, P.S. & Jianmin, S. (2016).
Xem thêm