Công nghiệp khai khoáng và sự chuyển đổi thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc thế kỷ XVIII - XIX

Tác giả

Vũ Đường Luân
Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội. Email: luanvuduong@gmail.com
Nguyễn Thị Huệ
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Từ khoá:

Khai khoáng, thương mại biên giới, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, thế kỷ XVIII - XIX.

Tóm tắt

: Bài viết này1 tập trung phân tích tác động của hoạt động khai mỏ đối với sự phát triển của thương mại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc từ thế kỷ XVIII-XIX. Mặc dù phần lớn các nghiên cứu đi trước ít khi nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc đối với sự phát triển của kinh tế của Việt Nam thời kỳ cổ trung đại; tuy nhiên, bài viết này sẽ đem đến một nhận thức khác về thương mại biên giới Việt - Trung cũng như những ảnh hưởng của nó. Cách thức mà các hoạt động khai mỏ tạo ra sự chuyển biến kinh tế đối với vùng cao ở miền Bắc Việt Nam cho thấy một hình ảnh đời sống hàng ngày của khu vực biên giới Việt - Trung hết sức năng động cũng như là cội nguồn của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam trong tiến trình lịch sử.

Phân loại ngành

Sử học

Tải File

Xuất bản

2023-06-30

Tham khảo

1. Bảo tàng Cố cung Đài Loan (1788), An Nam xưởng dân cung từ, số hiệu văn bản: 39133.

2. Phan Huy Chú (2011), Lịch triều hiến chương loại chí, t.2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Lê Quý Đôn (2007), Kiến văn tiểu lục, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
4. Hoàng Giáp (chủ biên) (2012), Văn hóa Lạng Sơn, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

5. Phan Huy Lê (1999), “Tình hình khai mỏ dưới triều Nguyễn” trong Tìm
Xem thêm