Ảnh hưởng của giá trị chánh nghiệp đến thực hành nghề và chia sẻ lợi ích kinh tế với cộng đồng xã hội của tín đồ Phật giáo ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tác giả

Ngô Thị Phương Lan
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.
Email: ngophuonglan@hcmussh.edu.vn
Huỳnh Ngọc Thu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.
Châu Hoài Thái
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.

Từ khoá:

Chánh nghiệp, hoạt động kinh tế, từ thiện xã hội, tín đồ Phật giáo, Đồng bằng sông Cửu Long

Tóm tắt

: Chánh nghiệp và chia sẻ lợi ích của cộng đồng tín đồ Phật giáo được quy định trong giáo lý của tôn giáo và trở thành bản thể trong đời sống đạo của tín đồ. Bản thể này thể hiện sự chánh nghiệp trong hoạt động kinh tế và thượng tôn pháp luật của Nhà nước. Đó là không vì mục đích lợi nhuận mà gây hại cho cộng đồng xã hội. Lợi ích đạt được được chia sẻ để giúp đỡ cộng đồng xã hội khi gặp khó khăn, khủng hoảng, nhằm hướng đến việc góp phần xây dựng xã hội công bằng, tiến bộ và phồn thịnh. Bài viết này dựa trên nguồn dữ liệu thu thập tại cộng đồng tín đồ Phật giáo ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhằm phân tích chánh nghiệp trong hoạt động kinh tế và chia sẻ lợi ích kinh tế mà tín đồ đã và đang thực hiện trong cuộc sống của họ.

Phân loại ngành

Xã hội học

Tải File

Xuất bản

2023-06-30

Tham khảo

1. Dương Quang Điện (2016), “Hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Việt Nam”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10.

2. Trần Hoàng Hảo, Dương Hoàng Lộc (2013), “Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh với việc cung cấp dịch vụ xã hội cho cộng đồng (thực trạng và giải pháp)”, Hội thảo 50 năm phong trào Phật giáo ở miền Nam (1963-2013), trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Đại học Quốc
Xem thêm